简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhCNSAImage caption Tàu thăm dò Chang'e-4 sẽ khám phá vùng tối của Mặt TrăngNasa
Bản quyền hình ảnhCNSAImage caption Tàu thăm dò Chang'e-4 sẽ khám phá vùng tối của Mặt Trăng
Nasa muốn 'xin phép' sử dụng tàu vũ trụ Trung Quốc để giúp Mỹ khám phá 'vùng tối của Mặt Trăng', theo SCMP.
"Chúng tôi hỏi người Mỹ tại sao họ muốn vệ tinh chuyển tiếp của chúng tôi hoạt động lâu hơn? Họ nói, có lẽ cảm thấy hơi xấu hổ, rằng họ muốn sử dụng vệ tinh của chúng tôi để thực hiện sứ mệnh khám phá phía bên kia Mặt Trăng," Wu Weiren, nhà khoa học phụ trách chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc, nói với CCTV.
Các nhà khoa học hàng đầu của dự án Mặt Trăng của Trung Quốc tiết lộ hôm thứ Ba 16/1 rằng các giới khoa học vũ trụ Hoa Kỳ đã xin phép sử dụng tàu không gian Chang'e 4 của Trung Quốc và vệ tinh chuyển tiếp để giúp họ lên kế hoạch cho sứ mệnh khám phá vùng tối của Mặt Trăng, theo SCMP.
Theo đó, các nhà khoa học Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc kéo dài tuổi thọ của vệ tinh Queqiao và cho phép đặt một thiết bị đèn hiệu của Mỹ trên Chang'e 4, nói rằng nó sẽ giúp phía Mỹ lên kế hoạch cho chiến lược đổ bộ mặt trăng của riêng mình, theo ông Wu Weiren.
Đây là phía Mặt Trăng chưa bao giờ được nhìn thấy từ Trái đất và thường được gọi là 'mặt tối', dù trên thực tế vẫn được mặt trời chiếu sáng.
Trung Quốc đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng
'TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông'
Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?
Hồi cuối tháng 12/2018, Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa mang theo tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng. Tàu không gian Chang'e-4 (Hằng Nga 4) đã đặt một trạm thăm dò xuống hố thiên thạch Von Kármán, theo Paul Rincon, phóng viên Công nghệ của BBC News.
Tên lửa Long March 3B, mang theo Chang'e-4, được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang của Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnhIMAGE COPYRIGHTImage caption Vùng tối của Mặt Trăng ở xa Trái Đất hơn 'vùng sáng', và có nhiều hố thiên thạch hơn
Tàu thăm dò Chang'e-4 sẽ mở đường cho Trung Quốc để đưa các mẫu đá và đất Mặt Trăng về trái đất phục vụ việc nghiên cứu.
Vệ tinh chuyển tiếp Queqiao đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đổ bộ lịch sử của Chang'e 4 trên 'phần tối' của Mặt Trăng vào ngày 3/1, theo SCMP.
Sóng vô tuyến không thể chạm tới phần tối mặt trăng - nơi không thể quan sát trực tiếp từ Trái đất. Để vượt qua rào cản này, các nhà khoa học Trung Quốc đã phóng vệ tinh Queqiao để giúp truyền tín hiệu từ Chang'e đến Trái đất.
Theo truyền thông Trung Quốc, Mỹ nằm trong hàng loạt quốc gia đã hợp tác với Trung Quốc trong dự án Mặt Trăng. Các đối tác khác bao gồm Đức, Thụy Điển, Hà Lan và Ả Rập Saudi.
Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết hôm thứ Hai 15/1 rằng Trung Quốc sẽ gửi tàu thăm dò tới Sao Hỏa vào khoảng năm 2020. Họ cũng có kế hoạch phóng tàu vũ trụ Chang'e 5 tới bề mặt gần hơn của Mặt Trăng - nơi được nhìn thấy từ Trái Đất - vào cuối năm nay.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
FOREX.com
TMGM
Neex
HFM
Exness
FP Markets
FOREX.com
TMGM
Neex
HFM
Exness
FP Markets
FOREX.com
TMGM
Neex
HFM
Exness
FP Markets
FOREX.com
TMGM
Neex
HFM
Exness
FP Markets