简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết nền kinh tế nước này sẽ chỉ phục hồi sau cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 khi người dân cảm thấy đủ an toàn.
Trong bài phát biểu được chuẩn bị sẵn trước thềm phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết nền kinh tế nước này sẽ chỉ phục hồi sau cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi người dân cảm thấy đủ an toàn để nối lại các hoạt động bình thường của họ.
Chủ tịch Fed sẽ đối mặt với ba phiên điều trần trước các ủy ban của Hạ viện và Thượng viện bắt đầu từ ngày 22/9 (theo giờ địa phương).
Tại các phiên điều trần, người đứng đầu Fed sẽ trả lời các câu hỏi về phản ứng của ngân hàng trung ương này trước cuộc suy thoái do COVID-19 gây ra, vốn đã khiến hàng chục triệu người mất việc và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2020 sụt giảm kỷ lục do các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Mặc dù một số lĩnh vực của nền kinh tế, chẳng hạn như bán lẻ và nhà ở, đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, song tình trạng lây lan của dịch COVID-19 vẫn khó kiểm soát. Quốc hội Mỹ cũng đang bế tắc trong việc đàm phán về gói chi tiêu bổ sung nhằm hỗ trợ nền kinh tế quốc gia phục hồi.
Theo bài phát biểu được chuẩn bị sẵn, ông Powell nhận định một sự phục hồi hoàn toàn có thể chỉ diễn ra khi mọi người dân Mỹ tin tưởng rằng tình hình đủ an toàn để họ nối lại một loạt các hoạt động.
Chủ tịch Fed cho hay con đường phục hồi phía trước sẽ phụ thuộc vào việc dịch bệnh được kiểm soát cũng như các chính sách được thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền.
Fed đã tung ra hàng nghìn tỷ USD và giảm lãi suất cơ bản xuống gần mức 0% để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, đồng thời cho biết họ có thể làm được nhiều hơn nếu cần. Tuy nhiên, Fed chỉ có thể cho vay chứ không thể chi tiêu.
Ông Powell đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ Mỹ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế. Tuy vậy, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Mỹ vẫn chưa có nhiều dấu hiệu thu hẹp khoảng cách bất chấp các cuộc đàm phán về một gói cứu trợ bổ sung đã kéo dài nhiều tuần.
Hồi tháng Ba, các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh kinh tế (CARES) trị giá 2.200 tỷ USD, bao gồm các khoản hỗ trợ bổ sung cho người lao động thất nghiệp, cùng một chương trình cho vay và trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ. Song những chương trình đó đã hết hạn vào cuối tháng Bảy vừa qua.
Cũng trong ngày 21/9, trả lời các phóng viên, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết nước Mỹ đang có một sự “phục hồi tự thân mạnh mẽ” và có thể không cần thêm các biện pháp kích thích.
Ông Kudlow cho hay ông không nghĩ rằng việc phục hồi sẽ phụ thuộc vào gói hỗ trợ mới đó.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các quan chức Fed đã cho biết họ sẵn sàng giảm lãi suất nếu cần, mặc dù hiện tại chưa cần thiết ngay lập tức. Lập trường dịu dàng này đã được thị trường đón nhận tích cực, dẫn đến áp lực mua vàng gia tăng. Mặc dù rủi ro lạm phát vẫn tiếp tục, kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu đã tăng lên 66,3% (tăng 3% kể từ khi công bố PCE). Lãi suất thấp hơn có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
HFM
EC Markets
Doo Prime
ATFX
AvaTrade
Neex
HFM
EC Markets
Doo Prime
ATFX
AvaTrade
Neex
HFM
EC Markets
Doo Prime
ATFX
AvaTrade
Neex
HFM
EC Markets
Doo Prime
ATFX
AvaTrade
Neex