简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Hoa Kỳ không ngồi yên khi USD lao dốc: từ tăng lãi suất đến e‑USD, swap lines, BRICS Pay… Những chiến lược bí mật đang giữ quyền lực tiền tệ.
Khi đồng USD rớt xuống mức thấp nhất trong gần 3 - 3,5 năm qua vào giữa năm 2025, giới chuyên gia vội tuyên bố “kỷ nguyên đô-la đã luống tuổi”. Nhưng nếu bạn nghĩ Mỹ đứng yên nhìn đô rơi, bạn đã bỏ qua cả chuỗi kế hoạch tài chính, chiến lược trong bóng tối mà Washington đang triển khai.
Fed giữ “swap lines” toàn cầu
Trong hơn hai năm qua, FED tiến hành đợt tăng lãi suất mạnh nhất sau nhiều thập kỷ. Mục tiêu công khai là kiềm chế lạm phát, nhưng mục tiêu ngầm là “hút tiền” từ thị trường quốc tế về Mỹ. Nhờ đó, dù USD giảm mạnh trong nửa đầu năm, chênh lệch lãi suất vẫn kéo các dòng vốn ngoại quay lại Mỹ.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch Powell vào ngày 1/7/2025, hệ thống dollar swap lines, công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng trung ương khác, vẫn duy trì hoạt động. Powell nhấn mạnh rằng swap lines quan trọng trong việc ổn định tài chính toàn cầu, đặc biệt khi căng thẳng xuất hiện. Điều này cho thấy Mỹ chủ động dùng công cụ tài chính để giữ vai trò trung tâm, ngay cả khi USD có dấu hiệu suy yếu.
“Vũ khí hóa” hệ thống tài chính
Ngoài lãi suất, Mỹ còn tận dụng hệ thống tài chính quốc tế như một công cụ chính trị: SWIFT, IMF, Mỹ trừng phạt Nga, Iran, áp đặt “phản công tài chính”… chẳng hề ngần ngại.
Nga bị loại khỏi SWIFT sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022, khiến họ phải xây dựng các hệ thống thay thế như SPFS, Mir, và tham gia CIPS của Trung Quốc. Tại BRICS, ý tưởng về BRICS Pay đang được xúc tiến như một bước đệm cho nền tài chính “đa cực”.
Tuy nhiên, các hệ thống này vẫn thiếu chuẩn hóa, chậm chạm, không thể thay thế SWIFT trong ngắn hạn.
e-USD và tham vọng CBDC
Sau khi nghiên cứu về CBDC từ năm 2021 với Project Hamilton, năm 2025 chính quyền Trump ký lệnh cấm nghiên cứu và phát triển CBDC, dự án phát triển e‑USD chính thức bị hoãn.
Thế nhưng, nhiều ngân hàng lớn như J.P.Morgan, Citi, Wells Fargo, Bank of America đã âm thầm thử nghiệm stablecoin nội địa hóa USD, dùng blockchain để duy trì vị thế thanh toán điện tử như trường hợp của Zelle. Việc này cho thấy Mỹ không từ bỏ chuyển đổi số, nhưng đi qua các kênh tư nhân để giảm lộ trình công khai.
Hệ sinh thái độc quyền
Mỹ cũng tăng cường ký kết các thỏa thuận tài chính song phương, cung cấp thanh khoản, hỗ trợ swap lines cho các ngân hàng trung ương đồng minh, đặt nền móng cho một “hệ sinh thái đô-la” bền chặt.
Việc này khiến nhiều nước, đặc biệt các nền kinh tế đang nổi, nếu muốn rời USD sẽ phải đối mặt với rủi ro về tiếp cận tài chính, hàng hóa và đầu tư. USD vì vậy vẫn giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động thương mại quốc tế, dầu khí, quân sự…
Dữ liệu từ Reuters ngày 2/7/2025 cho thấy chỉ số USD (DXY) nằm ở mức khoảng 96,7, mức thấp nhất trong 3,5 năm. Trong một cuộc khảo sát vào tháng 5, hơn 55% chuyên gia Forex được phỏng vấn đã tỏ ra nghi ngờ khả năng “safe-haven” của USD. Tuy nhiên, thị trường vẫn đánh cược rằng FED sẽ bắt đầu cắt lãi suất từ tháng 9/2025, dấy lên kỳ vọng USD sẽ còn giảm thêm nhưng cũng ổn định.
Ngoài Mỹ, các đối thủ cũng không ngồi yên. Nga và Trung Quốc mở rộng SPFS – Mir, tăng kết nối với các hệ thống như CIPS, đặc biệt đẩy mạnh BRICS Pay.
Trung Quốc cố gắng quốc tế hóa RMB, xây dựng mạng lưới clearing house ở Argentina, Saudi Arabia, Brazil. Tuy nhiên SWIFT vẫn thống trị dù chậm cập nhật ISO 20022 để tăng bảo mật, tốc độ.
Ngoài ra, một số quốc gia hưởng ứng mô hình barter (trao đổi hàng hóa), các stablecoin địa phương, gợi nhớ mô hình “shadow finance” như ruble-pegged A7A5 đã chuyển 9 tỷ USD trong 4 tháng đầu 2025.
Sự suy thoái của USD là có thật nhưng chưa đáng báo động. Mỹ đang phản công đa lớp bằng các công cụ tiền tệ, tài chính kỹ thuật số, và mạng lưới đồng minh để duy trì vị thế trung tâm. Song nếu Mỹ tiếp tục sử dụng đồng đô-la như vũ khí trừng phạt, họ có thể vô tình thúc đẩy thế giới chuyển sang hệ thống đa cực, với ngân hàng riêng, tiền kỹ thuật số riêng, thậm chí barter.
Mỹ có thể chưa mất quyền lực, nhưng tương lai USD chắc chắn sẽ không còn độc quyền. Cuộc chơi giữa các siêu cường tiền tệ mới chỉ bắt đầu.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Thị trường lao động Mỹ bắt đầu suy yếu: ADP ghi nhận giảm việc làm lần đầu sau 2 năm, làn sóng sa thải lan rộng. Fed sẽ phản ứng ra sao? Nhà đầu tư cần chuẩn bị điều gì để tránh rủi ro trong chu kỳ mới?
Đánh giá Monaxa 2025 và XTB mới nhất: So sánh spread, phí giao dịch, nạp tối thiểu và độ uy tín để giúp trader chọn sàn tiết kiệm và an toàn.
WikiFX vạch trần rủi ro khi giao dịch với Nadex: Thiếu quy định rõ ràng, khó rút tiền và hàng loạt tố cáo lừa đảo từ người dùng.
Đánh giá chi tiết sàn forex Monaxa 2025 từ WikiFX: Giấy phép, điều kiện giao dịch, nền tảng hỗ trợ và mức độ uy tín. Tìm hiểu liệu Monaxa có mức độ rủi ro như thế nào.
FBS
EC Markets
IB
FXTM
IC Markets Global
FOREX.com
FBS
EC Markets
IB
FXTM
IC Markets Global
FOREX.com
FBS
EC Markets
IB
FXTM
IC Markets Global
FOREX.com
FBS
EC Markets
IB
FXTM
IC Markets Global
FOREX.com